Quả nho nằm kẹt cứng trong cổ họng chuyện nguy hiểm không thể lơ là với trẻ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Các bác sĩ đã khuyến cáo, sau bánh hot dog và kẹo viên, quả nho là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây nghẹt thở mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Mất mạng chỉ vì ăn nho
Ngày 5/4 vừa qua, Angela Henderson, một blogger người Úc đã chia sẻ hình ảnh chụp X quang một quả nho nằm trong cổ họng của một đứa trẻ 5 tuổi. Hình ảnh đã nhanh chóng được lan tỏa trên cộng đồng mạng như lời cảnh báo về mối nguy hiểm chết người khi cho trẻ ăn nho.
Angela cho biết cậu bé đã phải gây tê để lấy quả nho ra khỏi đường thở. Thật may là một phần đường thở của đứa bé vẫn mở, nếu không tình huống xấu nhất đã xảy ra. Blogger này cũng nhấn mạnh không phải tất cả trẻ em đều nhai thức ăn, nhất là khi chúng đang vội vã đi chơi. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cẩn thận khi cho trẻ ăn nho, cần cắt đôi quả nho theo chiều dọc. Khi cho trẻ ăn cà chua bi cũng vậy.
Nho có thể là món khoái khẩu với các bé bởi cái vị chua chua ngọt ngọt nhưng các bác sĩ đã khuyến cáo sau bánh hot dog và kẹo viên, nho là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây nghẹt thở mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Nho được cảnh báo là nguyên nhân thứ 3 gây nghẹt thở ở trẻ
Các chuyên gia từ bệnh viện Hoàng gia Aberdeen, Anh phân tích: Bởi quả nho khá nhỏ, đối với người lớn, nếu ăn không cẩn thận cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình nuốt để đẩy quả nho xuống. Chính vì thế với các bé thanh quản hẹp, nghẹt thở hoàn toàn là điều có thể xảy ra rất nhanh.
Đã có một số trường hợp nguy hiểm, thậm chí mất mạng vì ăn nho. Trường hợp đầu tiên là Louis Emaho, 5 tuổi bị nghẹt thở sau khi ăn khá nhiều nho ở trường học vào tháng 2 năm 2012. Cậu bé đã ngã khụy tại câu lạc bộ Newtonhill, Aberdeenshire. Mặc dù người lớn xung quanh nhanh chóng cấp cứu rồi đưa bé đến bệnh viện nhưng Louis đã ngừng thở.
Louis Emaho đã mất mạng vì ăn nho.
Trong trường hợp thứ hai, một cậu bé 17 tháng tuổi đang ăn bánh mì và trái cây cùng gia đình. Khi cậu bắt đầu bị nghẹn bởi một quả nho, mọi người đã tìm cách lấy nó ra nhưng không thể, họ vẫn phải gọi cứu thương. Không lâu sau đó tim cậu bé đã ngừng đập.
Trường hợp thứ 3 xảy ra với một đứa bé 2 tuổi khi ăn nho trong công viên. Lại một lần nữa phải có sự can thiệp của các bác sĩ. Rất may, chỉ trong 1 phút ngắn ngủi, họ đã dành lại mạng sống cho đứa trẻ từ tay tử thần.
Thêm một trường hợp khác là cậu bé Jake, hai tuổi, cũng từng rơi vào tình huống nguy cấp chỉ vì ăn nho.
Cắt nhỏ nho và các loại quả tương tự theo chiều dọc giúp trẻ tránh nguy cơ bị hóc, nghẹt thở.
Sơ cứu khi trẻ bị hóc thức ăn, nguyên tắc 3 phút mà bố mẹ nào cũng phải nằm lòng
Hiện nay, mối nguy hiểm tiềm ẩn do nho và các loại quả tương tự khác chưa thực sự được các cha mẹ quan tâm và biết đến rộng rãi. Các chuyên gia đang kêu gọi các nhà sản xuất những gói thực phẩm như nho, anh đào, cà chua bi… cần in lời cảnh báo trên bao bì để người sử dụng cẩn trọng hơn.
Họ cũng nhấn mạnh, chúng ta nên cắt nhỏ các loại trái cây trước khi cho trẻ ăn, kiểm tra kĩ hột nếu có và luôn ngồi cạnh quan sát trẻ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nếu đột nhiên thấy con có biểu hiện nghẹt thở, tím tái, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện.
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu.
Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.
Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.
Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Leave a Reply