Trị dứt điểm cơn đau răng với cây hoa gạo
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương
Nói đến cây gạo trong chúng ta ít ai có thể biết hết công dụng của nó. Sau đây có một số bài thuốc nếu gặp phải bạn có thể áp dụng nhé.
Nếu có vết thương chảy máu và băng huyết, dùng hoa gạo lượng vừa đủ, đốt thành than uống. Còn để chữa đau răng, có thể dùng vỏ thân cây gạo 20 g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Cây gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ… Tên khoa học là Gossampinus malabarica (DC). Merr. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh. Theo dược học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả…
Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương… Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con, tổn thương do trật đả.
Một số bài thuốc:
– Viêm khí phế quản cấp tính: Rễ gạo 30 g sắc uống.
– Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15 g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15 g, tang bạch bì 10 g, sắc uống.
– Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100 g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.
– Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
– Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30 g, sắc uống. Hoặc: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30 g, rễ cây lưỡng diện châm (Zanthoxylum nitidum) 6 g, sắc uống.
– Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60 g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc: Hoa gạo 15 g, kim ngân hoa 15 g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15 g, sắc uống. Hoặc: Hoa gạo 15-30 g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.
– Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10 g, sao vàng sắc uống.
– Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6 g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
– Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60 g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 15 g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.
– Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10 g, kim ngân dây 20 g, hạ khô thảo 20 g, sắc với 750 ml nước, cô còn 300 ml, chia uống 3 lần trong ngày.
– Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 100 g, củ nghệ vàng già 100 g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
– Ngứa vùng hậu môn sinh dục: Vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
– Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20 g, quyển bá 10 g, hòe hoa 15 g, sắc uống.
– Bong gân: Vỏ cây gạo 16 g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16 g (sao vàng), sắc với 750 ml nước, cô còn 250 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh.
– Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.
Theo SKDS
Leave a Reply