Sai lầm khi ăn rau cần vào mùa đông khiến cơ thể nhiễm sán
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Rau cần thường được trồng ở nơi ngập nước, sau khi mua về lại thường được rửa để dùng nhúng lẩu. Thói quen ăn lẩu lại cần phải ăn nhanh, không thì rau sẽ bị nhũn. Cho nên mới dẫn đến những tình huống các nang sán hay vi sinh vật bên trong rau cần chưa được đun chín. Đây chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tật mà nhiều người không để ý.
Rau cần được ưa chuộng vào dịp mùa đông nhưng nếu bạn thích ăn tái lại có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán với sức khỏe.
Rau cần là loại rau phổ biến trong mùa đông, đặc biệt là khi ăn lẩu. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen ăn tái nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Anh Phi (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại lần ăn lẩu năm ngoái. Khi cả gia đình tổ chức tất niên cuối năm, anh Phi đã ăn khá nhiều rau cần. Thói quen của anh Phi là ăn lẩu nhúng tái để có độ giòn, ngọt. Thói quen này lặp đi lặp lại, anh Phi chưa bao giờ bị đau bụng hay ngộ độc. Vì vậy, anh lại càng duy trì thói quen khó bỏ này.
“Ăn lẩu xong buổi tối, đến đêm tôi đau quặn bụng. Người lả đi, nôn thốc nôn tháo, sau đó là tiêu chảy. Đến sáng người không lết nổi do mất nước. Gia đình thấy tôi như vậy vội vàng đưa đến trạm y tế xã rồi chuyển lên bệnh viện huyện để truyền nước. Đó là lần tôi sợ hãi vô cùng, không nghĩ ăn rau cần tái lại có lúc nguy hiểm như vậy”, anh Phi cho hay.
Cũng có thói quen ăn rau cần tái, chị H. (Hà Nội) vừa được chẩn đoán bị nhiễm sán. Ban đầu chị H. thấy mệt mỏi, nhưng chỉ nghĩ do công việc nhiều và căng thẳng. Một thời gian sau, da trắng bệch, nghi do thiếu máu. Tiếp đó là những cơn đau bụng dai dẳng, dù nhanh chóng hết nhưng lại tái phát sau đó. chị H. vô cùng hoang mang.
“Tôi đến bệnh viện, làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện có nang sán ở trong ruột. Tôi phải điều trị gần 1 tháng, các chỉ số của máu mới trở lại bình thường. Từ đó, tôi cũng bỏ luôn thói quen ăn rau cần tái. Tất cả phải đun sôi kỹ”, chị H. bày tỏ.
Ăn rau cần tái nguy hiểm thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Quỳnh Hoa (Chuyên gia dinh dưỡng người lớn) cho hay, thói quen ăn rau cần tái ở nhiều người là quan niệm khó bỏ, cũng giống như ăn tiết canh hay các đồ gỏi không đảm bảo vệ sinh. Một đặc điểm là không ít người chỉ quan tâm đến ngon miệng chứ không hề để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra với sức khỏe của bản thân.
Rau cần thường được trồng ở nơi ngập nước, sau khi mua về lại thường được rửa để dùng nhúng lẩu. Thói quen ăn lẩu lại cần phải ăn nhanh, không thì rau sẽ bị nhũn. Cho nên mới dẫn đến những tình huống các nang sán hay vi sinh vật bên trong rau cần chưa được đun chín. Đây chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tật mà nhiều người không để ý.
“Khi sống ở nước ngập, rau trồng có thể nhiễm sán lá. Công đoạn rửa không kỹ và nấu không đến độ chín sẽ khiến sán dễ dàng đi vào cơ thể qua đường ăn”, bác sĩ Hoa nói.
Với người bị nhiễm sán, triệu chứng ban đầu là dấu hiệu mệt mỏi. Điều này rất dễ gây lầm tưởng với làm việc hay sinh hoạt không điều độ. Khi sán đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sẽ bám ở ruột. Lúc đó, người nhiễm sán sẽ xuất hiện triệu chứng như đau bụng, cơn đau âm ỉ, dai dẳng kéo dài nhiều ngày không đỡ.
“Do sán đi vào ruột gây ảnh hưởng tiêu hóa. Người bệnh còn có các triệu chứng như tiêu chảy, phân lỏng không có chất nhầy kèm theo. Về bản chất, triệu chứng này cũng thường gặp như rối loạn tiêu hóa nên dễ chủ quan. Đến giai đoạn nặng, sán vào cả các cơ quan gây bệnh ở gan, tim, da, mắt”, bác sĩ Hoa cảnh báo.
Trên thực tế, có những bệnh nhân còn bị chính chất độc của sán gây nên các bệnh lý khác như tràn dịch ở màng tim, màng phổi, phù nề, đau đầu, co giật… Khi cơ thể bị hút hết chất dinh dưỡng sẽ gây thiếu chất và có thể tử vong.
Nói về lưu ý khi ăn rau cần, bác sĩ Hoa cho rằng, luôn nhớ ăn rau khi đã đun kỹ. Nếu ăn lẩu cũng không nên ăn tái, nên đun chín rau khoảng 10 phút trong nhiệt độ sôi 100 độ C. Trước khi ăn phải nhặt và rửa kỹ, ngâm nước muối giúp loại bỏ hết sán.
Phương Hà
Leave a Reply