Bài thuốc hay chữa bệnh từ cây xoan, cây tre
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cây xoan còn có tên gọi là cây sầu đâu hay cây sầu đông. Từ lâu người dân đã biết dùng cây xoan để làm thuốc trừ ngứa, ghẻ cho kết quả tốt.
Những loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam như cây tre, cây xoan lại có thể trở thành vị thuốc trị bệnh khá hiệu quả.
Cây xoan. Ảnh: Internet.
Cây xoan
Cây xoan còn có tên gọi là cây sầu đâu hay cây sầu đông. Từ lâu người dân đã biết dùng cây xoan để làm thuốc trừ ngứa, ghẻ cho kết quả tốt.
Lưu ý: cây sầu đâu (cây xoan) có độc nên khi dùng phải thận trọng. Những người tỳ vị hư yếu, phụ nữ có thai không được dùng. Các thang thuốc có xoan chỉ dùng để rửa, bôi ngoài chứ không được uống.
Trị chứng ngứa âm hộ: Lấy 30g vỏ cây xoan, 20g hạt tiêu, 25 lá khuynh diệp tươi, 30g lá đào tươi, 30g hoàng bá tươi, 50g vỏ rễ lựu tươi. Cho tất cả các vị trên vào ấm đun sôi kỹ, bỏ bã, cho thêm băng phiến, dùng nước thuốc này xông và rửa bên ngoài âm hộ. Tuyệt đối không được uống.
Trị bệnh ghẻ: Lấy 20g vỏ cây xoan, 5 phân chánh tam tiền, 5 phân thạch cao sống, 1 chén rượu trắng, 200g nghệ vàng, 200g cây bông cò, 200g gừng già. Vỏ cây xoan băm nhỏ, cây bông cò băm nhỏ, gừng, nghệ xắt lát.
Tất cả các vị trên đem giã nát, dùng vải lọc lấy nước. Chánh tam tiền và thạch cao sống tán bột mịn, trộn đều với nước thuốc đã lọc. Đổ rượu trắng vào hỗn hợp thuốc trên, sắc cho keo lại, cho vào chai lọ dùng dần. Sau khi tắm sạch, bôi thuốc này lên các nốt ghẻ, ngày bôi 2 lần sẽ cho kết quả tốt.
Trị ghẻ ngứa: Lấy 1 nắm lá cây xoan, 1 nắm lá cây sá sã, 1 nắm lá cây ngủ ngày, 1 nắm lá cây bông cò. Tất cả các vị thuốc rửa sạch. Đổ 3 lít nước vào nấu sôi kỹ (khoảng 30 phút). Chờ cho nước nguội thì dùng nước này tắm sau đó bôi thuốc trừ ghẻ.
Cây tre. Ảnh: Internet.
Cây tre
Đông y dùng tinh tre ở cây tre để làm thuốc chữa bệnh. Tinh tre được lấy tốt nhất vào mùa đông. Chặt cây tre, cưa từng đoạn ngắn, bỏ mắt tre, dùng dao sắc cạo lớp vỏ xanh bên ngoài bỏ đi. Cạo mạnh để lấy lớp phơn phớt xanh bên trong. Khi cạo được các sợi mỏng hoặc bột thì đó là tinh tre. Đem phơi khô tinh tre khi nào dùng thì tẩm nước gừng sao qua.
Theo Đông y tinh tre hay còn gọi là trúc như có vị ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, chống nôn, nhằm chữa các chứng cảm sốt, muốn nôn mửa, chảy máu cam, băng huyết, đái ra máu.
Trị chứng kinh nguyệt ra nhiều: Lấy 10 – 15g tinh tre sao qua, tán nhỏ rồi uống với nước ấm.
Trị hóc xương: Lấy tinh tre 10g, lá đậu ván 10g (nếu không có đậu ván thì dùng lá mồng tơi) rửa sạch, vò nát vắt lấy khoảng 200ml nước, tinh tre vò nhỏ nhỏ cho vào nước lá đậu ván đã vắt, để khoảng 5 phút sau đó cứ 5 phút uống hết 50ml. Sau 4 lần uống hết 200ml thuốc mà chưa đỡ thì làm thêm và uống như trên. Nếu hóc xương ở trên cổ họng thì cạo trở xuống, nếu xương hóc nằm phía dưới cổ họng thì cạo trở lên.
Leave a Reply