Nhưng loại lá trị rôm sẩy hiệu quả và an toàn cho bé
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.
Mùa hè nắng nóng gay khiến bé lúc nào cũng vã mồ hôi khắp người cộng thêm bụi bẩn bám vào, bít kín tuyến mồ hôi làm cho lớp da mỏng manh của trẻ dần bị tấy lên, đỏ ửng khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Một số bài thuốc dưới đây sẽ giúp bé yêu luôn có làn da mịn màng, mát lạnh.
Lá khế
Lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa thật sạch, tuốt bỏ phần gân cứng, xay hoặc giã nát với 1 chút muối hạt. Sau đó, mẹ đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục phương pháp này trong 3 – 4 ngày là mẹ có thể “thở phào” vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.
Lá dâu tằm
Lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra và tắm cho bé. Lưu ý, mẹ nên đun nhiều nước dâu tằm một chút để dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục trong vài ngày là rôm không mọc nữa và những nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
Gừng tươi
Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.
Lá kinh giới
Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại. Mẹ có thể dễ dàng mua được lá kinh giới tại các chợ. Lấy một lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước pha vào chậu nước để tắm cho bé. Nếu không có lá kinh giới tươi, các mẹ có thể mua số lượng lớn một lần về, sau đó phơi khô và dùng dần cho bé.
Hạt cây thì là
Giã nát hạt thì là rồi trộn với dầu dừa, sau đó thoa dung dịch này lên da của bé và để khoảng 1h sau thì tắm lại cho bé bằng nước.
Mướp đắng (khổ qua)
Không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, giúp mẹ giảm cân, mướp đắng còn có tác dụng rất kì diệu với làn da rôm sảy của bé. Mỗi lần tắm cho bé, mẹ chỉ cần mua 2 quả mướp đắng cỡ vừa, rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Mướp đắng sẽ khiến mẹ bất ngờ với làn da mát lạnh của con.
Sài đất
Cây sài đất có thể dễ dàng kiếm được ở bất cứ nơi nào thuộc vùng nông thôn. Các mẹ ở thành phố cũng có thể mua được cây sài đất tại các chợ. Cây sài đất tươi nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại.
Nước dừa
Mẹ có thể dùng nước dừa để tắm cho con mỗi ngày sẽ làm dịu da cho bé đáng kể đấy.
Chanh tươi
Trong chanh tươi chứa nhiều axit có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Vắt lấy nước cốt chanh, pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.
Lưu ý chung:
– Đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con. Cách này có thể loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
– Mẹ tuyệt đối không tắm lá khi da bé bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
– Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là “tắm tráng” lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.
– Không đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da bé, khiến bé bị xót, rát da.
– Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho con ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ.
– Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Theo YHCT
Leave a Reply