Liệu pháp ngâm chân nước gừng chữa ho cho bé
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được.
Có rất nhiều cách trị ho khác nhau cũng như có nhiều bài thuốc dân gian trong trị ho. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một trong những cách trị ho hiệu quả từ gừng đó là: ngâm chân nước gừng
Bài thuốc chữa ho bằng ngâm chân sau đây được chứng minh là có hiệu quả sau các cuộc khảo sát đối với nhiều trẻ, qua nhiều bài thuốc đã sưu tầm thì bài thuốc ngâm chân với nước gừng được cho là liệu pháp an toàn, dễ áp dụng và đem lại hiệu quả cao nhất.
Bước 1 : Giã nát 50g gừng tươi cho vào một cái chậu, pha vào đó một lít nước sôi + 20g muối hột. Để nước ngâm bới nóng thì tiến hành ngâm chân cho trẻ. Chú ý: chân trẻ phải ngập trong chậu nước ngâm.
Bước 2 : Sau khi ngâm chân trẻ vào chậu, đồng thời bạn dùng tay massage bàn chân cho trẻ bằng cách ngón cái bạn để tì nhẹ nên mu bàn chân, những ngón khác còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, thực hiện đều đặn và nhẹ nhàng, mỗi lần thực hiện bạn nên dùng gừng massage vào lòng bàn chân của trẻ để tăng tính hiệu quả. Sở dĩ masage vào khu vực gan bàn chân là vì tại đó có huyệt Dũng Tuyền, huyệt này có tác dụng giải độc rất tốt cho cơ thể, massage khu vực này có tác dụng lấy lại sự cân bằng cho cơ thể. Qua đó các tế bào gây viêm và màng nhầy sẽ không tập trung tại các ống phế quản giúp bạn giảm đờm và ho. Đây là bước quan trọng nhất trong việc chữa ho cho trẻ bằng cách ngâm chân đơn giản, hiệu quả, nên bạn phải chú ý thực hiện đúng hướng dẫn.
Bước 3 : Thời gian mỗi lần ngâm chân nên từ 15 – 20 phút, sau khi ngâm xong dùng khăn khô lau sạch hai bàn chân của trẻ. Nếu trẻ bị ho nhiều bạn có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi làn cách nhau khoảng 4 tiếng. Nên làm vào thời gian trước lúc trẻ đi ngủ sẽ thu được kết quả tốt hơn. Nếu chữa ho cho trẻ bằng cách ngâm chân với gừng trong vòng từ 3 – 5 ngày mà bệnh tình của trẻ không thuyên giảm thì bạn nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và nhận sự tư vấn của thầy thuốc, vì có thể trẻ nhà bạn có thể mắc dị vật đường thở hoặc là do ho đã lâu làm hệ hô hấp của trẻ bị biến dạng….
Trên đây là một phương pháp chữa ho cho trẻ bằng cách ngâm chân hiệu quả, bài thuốc này đã có hiệu quả ở rất nhiều trẻ ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt bài thuốc này hoàn toàn có thể áp dụng đối với người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước nên phù hợp là cũng sẽ thấy được hiệu quả chữa ho của phương pháp này. Hi vọng bài viết đã giúp bạn đã có thêm kiến thức cho mình để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Trong trường hợp bé ho nhiều thì có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Nếu bé mới ho, hoặc ho đã giảm thì mỗi ngày nên làm 1 lần trước khi đi ngủ để trị ho dễ dàng.
Thông thường, việc trị ho theo biện pháp này chỉ cần 3-5 ngày là bé khỏi hẳn. Trong trường hợp ngâm chân như vậy mà bé vẫn còn ho nhiều thì bố mẹ nên cho con đi khám vì lúc đó khả năng cao không phải do bé ốm bình thường mà có thể mắc dị vật đường thở hoặc là ho đã lâu làm hệ hô hấp bị biến dạng v.v. cần can thiệp bằng Tây y.
Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được.
Ngoài bài thuốc ngâm chân nước gừng chúng ta còn có thể áp dụng bài thuốc tắm gừng cho trẻ
Lưu ý: Mẹ lưu ý cách này dùng cho trẻ lớn nhé!
– Tắm gừng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt
+Tốt cho da: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị nổi mẩn ngứa,dị ứng, tuy nhiên, sau khi tắm nước gừng, bé sẽ có lành da khoẻ mạnh, giảm mụn, ngứa, rôm sảy.
+ Lưu thông máu: Trong gừng có rất nhiều chất kẽm, crôm và magiê nên sau khi tắm gừng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ tới cơ thể bé, giúp cơ thể luôn hồng hào khoẻ mạnh.
+ Giải độc và giữ ấm cơ thể: Đây chính là tác dụng quan trọng nhất đối với bé khi tắm nước gừng, nhất là vào mùa đông. Khi bé ngâm mình trong chậu nước gừng ấm, hơi nước sẽ bốc lên, bé hít vào khiến cơ thể thoải mái, 2 hốc mũi lưu thông, cơ thể được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.
– Tắm gừng cho trẻ thế nào mới đúng?
+ Mẹ cho bé tắm trong phòng kín và chọn chậu sâu lòng
Nếu bé mới bị cảm ho nhẹ, mẹ giã gừng thật nát, sau đó cho vào bát nước sôi. Sau 15 phút, tinh dầu gừng hoà tan với nước ấm, mẹ đổ nước gừng vào chậu nước ấm để tắm cho bé. Mẹ nhớ chọn chậu tắm sâu lòng chút rồi cho bé ngồi ngập ngực. Tắm cho bé chừng 5 – 10 phút, mẹ quấn khăn ấm và mặc nhanh quần áo cho bé để không thấm lạnh.
– Trong trường hợp trẻ bị cảm nhẹ mẹ nấu một nồi nước gừng + cây xả. Nấu sôi khoảng 10 phút, sau đó mẹ cho bé xông hơi với nồi nước gừng bằng cách: Trùm một chiếc chăn to cả người mẹ và bé + nồi nước gừng. Mẹ mở hé vung nồi nước gừng cho hơi nước bốc ra từ từ. Khi nào hơi nước toả ra thật ấm, mẹ nhẹ nhàng cởi đồ cho con. Sau 5 -7 phút xông hơi, mẹ lấy khăn sạch, lau khô người con và mặc quần áo mới vào. Cho bé nằm trong phòng kín để tránh bị trúng gió sau khi xông hơi. Mẹ lưu ý cách này dùng cho trẻ lớn nhé!
Đối với trẻ ho lâu ngày không dứt: mẹ lấy 200gr gừng già dã nát với 2-3 lít nước. Sau đó, đem gừng pha với nước ấm và tắm cho bé. Tốt nhất, mẹ cho bé ngâm cả người đến phần ngực khoảng 5 phút.
+ Mỗi lần tắm xong, mẹ xoa tinh dầu tràm hoặc dầu thường vào lòng bàn chân, sau lưng, cổ cho con, đi tất chân, mặc ấm thì trẻ sẽ nhanh hết bệnh và phòng ngừa cảm rất hiệu quả.
Nguồn: Sưu tầm
Leave a Reply